Chế độ ăn cho người bệnh gút

Gút là một bệnh dạng thấp gây đau do lượng axit uric cao trong máu. Trong khi sự mất cân bằng trong bài tiết ở thận có thể gây bệnh gút, thì một số loại thực phẩm chứa nhiều purin cũng là tác nhân gây bệnh. Nếu bạn được chẩn đoán bị gút, hãy tuân theo những lời khuyên về chế độ ăn uống dưới đây của các bác sĩ dinh dưỡng:

Tránh hoàn toàn đồ uống có cồn

Bạn cần tránh hoàn toàn đồ uống có cồn như rượu khi bị gút. Rượu khiến thận bài tiết cồn thay vì axit uric, làm tăng hàm lượng axit uric trong máu dẫn tới cơn gút. Bia chứa nhiều purin và do vậy có mối liên quan mạnh mẽ với gút. Hàm lượng cồn và men bia trong bia cũng có thể là tác nhân gây gút.

Hạn chế dùng nước ngọt và nước ép đóng hộp

Bạn cũng cần hạn chế uống nước ngọt và nước ép trái cây đóng sẵn vì chúng được làm ngọt bằng siro bắp với hàm lượng fructose cao. Một nghiên cứu công bố trên tờ Journal of American Medical Association chỉ ra rằng siro bắp dẫn tới tăng nguy cơ gút.

Không ăn protein động vật

Protein động vật chứa nhiều purin, tiền thân của bệnh gút. Nó cũng có thể khiến bạn bài tiết nhiều axit uric, tác nhân gây bệnh gút. Vì vậy, bạn cần hạn chế ăn thịt bò, thịt lợn và thịt cừu. Ăn nhiều hải sản cũng có liên quan tới nguy cơ bệnh gút cao hơn. Ngoài ra, ăn quá nhiều protein từ động vật cũng có thể dẫn tới ung thư.

Ăn nhiều protein thực vật hơn

Các protein thực vật như các loại đậu có thể rất tốt cho bạn nếu bạn đang bị gút. Chúng chứa ít purin và việc biến chúng trở thành thành phần chính trong chế độ ăn sẽ giúp tránh các purin trong protein động vật.

Hạt hướng dương và hạt lanh là 2 nguồn protein thực vật chứa ít purin nhất.

Lựa chọn sữa ít béo

Quá nhiều chất béo no trong chế độ ăn có thể làm giảm khả năng loại bỏ axit uric. Vì vậy bạn cần cắt giảm chất béo bão hòa như các sản phẩm sữa nhiều chất béo. Hãy lựa chọn các sản phẩm sữa ít béo như sữa tách kem, sữa chua ít béo vì chúng có liên quan với giảm lượng axit uric.

Ăn nhiều quả anh đào

Ăn nhiều quả anh đào có thể ức chế enzym gây viêm, cũng như giảm lượng axit uric trong cơ thể. Các nhà nghiên cứu tại Trung tâm Y, ĐH boston đã thực hiện một nghiên cứu và phát hiện ra rằng ăn ít nhất là 10 quả anh đào mỗi ngày giúp bảo vệ chống lại cơn gút tái phát.

BS Cẩm Tú

(Theo THS/ Univadis)

Phòng tránh loãng xương tuổi mãn kinh

Mẹ cháu năm nay 51 tuổi, vừa rồi bị vấp cầu thang ngã bị gãy xương cổ tay phải đeo nẹp cố định, bác sĩ kết luận nguyên nhân do bị loãng xương. Xin quý báo cho biết cách phòng tránh căn bệnh này.

Nguyễn Hải Anh(Vũng Tàu)

Bệnh loãng xương là bệnh lý làm xương yếu dần và gây hậu quả xương giòn và dễ gãy. Nếu bị loãng xương thì nguy cơ bị gãy xương đặc biệt là gãy cổ xương đùi, cột sống và cổ tay rất dễ xảy ra. Ở độ tuổi của mẹ cháu, loãng xương hoàn toàn có thể xảy ra. Đó là do cơ thể đang trải qua thời kỳ mãn kinh. Thay đổi chính trong thời kỳ này là lượng hormon estrogen giảm mạnh. Khi lượng estrogen giảm sẽ làm xương mất nhanh hơn. Thực tế là trong vòng 5 năm đầu tiên sau mãn kinh, một số phụ nữ vẫn có thể mất tới 25% trọng lượng xương của cơ thể và làm cho xương yếu và giòn.

Mãn kinh là nguyên nhân thường gặp nhất gây loãng xương; nguyên nhân tiếp theo có thể do phải phẫu thuật cắt bỏ hai buồng trứng (nơi sản xuất estrogen). Tuy nhiên, mất xương cũng có thể do bệnh khác hoặc các tác nhân khác như dùng corticoid quá liều và kéo dài, ít vận động cơ, hàm lượng canxi thấp trong khẩu phần ăn...

Để đề phòng chứng loãng xương, mẹ cháu nên bổ sung canxi trong chế độ ăn hằng ngày như: hải sản, sữa... Tập luyện thường xuyên nhẹ nhàng các môn thể dục như đi bộ, chạy... để giúp tăng độ bền của xương... Để chữa trị chứng loãng xương, mẹ cháu cần đến bác sĩ chuyên khoa cơ xương khớp để được tư vấn dùng thuốc, cách tập luyện cũng như ăn uống hợp lý.

BS. Ngọc Lan

Lý do không nên hôn môi trẻ

Khi hôn môi, nước bọt của một người có thể truyền sang người khác từ đó có thể truyền bệnh. Hệ miễn dịch của trẻ còn non nớt nên trẻ dễ bị lây bệnh.

Dưới đây là những nguy cơ có thể xảy ra khi hôn môi trẻ

EBV là loại vi-rút mụn giộp có thể truyền sang người khác qua hôn. Vấn đề là loại vi-rút này sẽ ở lại trong cơ thể người suốt đời.

Ly-do-khong-nen-hon-moi-tre

Sau khi được hôn, nếu trẻ có các triệu chứng như sốt, đau họng, mệt và yếu thì nó có thể là do bệnh lây qua hôn. Bạn cần đưa trẻ đi khám bác sĩ.

Ngay cả cúm cũng có thể lây từ người lớn sang trẻ em qua một nụ hôn nhẹ. Các triệu chứng gồm loét họng, sốt, đau đầu và đau cơ.

Viêm màng não do vi-rút là bệnh truyền nhiễm và có thể ảnh hưởng tới tất cả các bộ phận của cơ thể. Sốt, buồn nôn, ớn lạnh, lú lẫn, đau cổ, đau đầu là một số triệu chứng nhiễm bệnh.

Vi-rút cytomegalo viết tắt là CMV cũng là bệnh có thể lây qua nước bọt và nó tồn tại trong cơ thể nhiều năm.

BS. Tuyết Mai/Univadis

(theo Boldsky)

Thuốc hay chữa chứng đau đầu ở phụ nữ sau sinh

Theo y học cổ truyền, chứng đau đầu ở phụ sản sau sinh có bệnh danh “đầu đông”. Bệnh thường gặp ở phụ nữ sức yếu, sinh con sau 35 tuổi, nghiện ma túy, rượu, thuốc lá hoặc mắc bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn đông máu... Trong quá trình sinh đẻ bị mất sức, mất máu lại cảm nhiễm phong tà hoặc huyết hôi có tích độc trong cơ thể bốc lên phía trên cũng gây bệnh nhức đầu.

Nếu bệnh do huyết ra nhiều quá thì thỉnh thoảng đầu lại nhức, sáng nhẹ chiều nặng, lúc đau lúc đỡ; hai bên thái dương đau, xương mí mắt cũng đau, sắc mặt vàng, người không nóng, không lạnh. Bệnh để lâu không chữa ngay thì người yếu lại càng yếu thêm, bệnh nhức đầu mãi mãi không khỏi, thành bệnh đầu phong.

Nếu bệnh do huyết hôi ứ đọng thì nhức đầu cũng sáng nhẹ chiều nặng, lúc đau lúc đỡ; nhưng thái dương và mí mắt không đau, người vẫn như thường, không gầy yếu lắm, trong bụng đầy và đau. Bệnh để lâu không chữa ngay thì đầu cứ nhức mãi, bệnh ngày càng nặng thêm, đột nhiên ngã nhào, chân tay co quắp, thành bệnh trúng phong.

Hồng táo là vị thuốc trong bài “Bát trân thang” tác dụng bổ khí huyết, rất tốt cho chị em sau khi sinh bị đau đầu.

Một số bài thuốc trị bệnh:

Bệnh do huyết ra quá nhiều, dùng bài: nhân sâm 12g, bạch linh 12g, đương quy 12g, bạch thược 12g, bạch truật 12g, hoàng kỳ 12g, thục địa 12g, xuyên khung 12g, cam thảo 12g, gừng tươi 3 lát, hồng táo 3 quả, mạn kinh tử 12g. Sắc 6 bát còn 2 bát, chia uống 2 lần.

Nếu thái dương, mí mắt không đau tức là không có ngoại phong, dùng bài: nhân sâm 12g, bạch linh 12g, đương quy 12g, bạch thược 12g, bạch truật 12g, hoàng kỳ 12g, thục địa 12g, xuyên khung 24g, cam thảo 12g, gừng tươi 3 lát, hồng táo 3 quả.

Bệnh do huyết hôi ứ đọng mà sinh ra, dùng bài: xuyên khung 8g, đương quy 120g. Tán bột, mỗi lần uống 10g, sắc với 1 bát nước và 2 chén rượu, lấy nửa bát uống nóng 1 lần.

Nếu thái dương và mí mắt cũng đau là có ngoại phong, dùng bài: xuyên khung 8g, đương quy 120g, mạn kinh tử 120g. Tán bột, mỗi lần uống 10g, sắc với 1 bát nước và 2 chén rượu, lấy nửa bát uống nóng 1 lần.

Lưu ý: Chị em nên kiêng ăn các thức ăn (hay động phong) như thịt gà, ngan, dê, cua, cá bể, cũng như những món bổ béo và thức ăn cay, nóng, thơm, hay kích thích như hồ tiêu, cà phê... Bệnh tuy khỏi nhưng người khí huyết đều hư, sắc mặt vàng nhợt, tinh thần mệt mỏi, nên cho dùng hằng ngày bài thuốc “Bát trân thang”: nhân sâm 8g, bạch linh 12g, thục địa 12g, xuyên khung 8g, bạch thược 12g, cam thảo 8g, đương quy 12g, hồng táo 5 quả, sinh khương 5 lát. Sắc uống ngày 1 thang.

TS. Nguyễn Đức Quang

Bảo vệ hệ thần kinh ở trẻ sinh non

(Tiếp theo kỳ trước)

Ngăn ngừa sinh non vẫn là một thách thức mang tính toàn cầu của lĩnh vực sản khoa trong thế kỷ 21. Mặt khác, do tỉ lệ sinh non hiện khá ổn định trên toàn thế giới cùng với những cải thiện vượt bậc giúp tăng tỉ lệ nuôi sống trẻ sinh non, chúng ta cần phải tập trung vào việc ngăn ngừa các di chứng của sinh non.

Sinh lý bệnh của sinh non và tổn thương não chu sinh

Từ năm 1950 đã có những báo cáo cho thấy sinh non có mối liên quan mạnh với nhiễm trùng ối với các mẫu cấy nước ối dương tính được ghi nhận ở 20 - 30% sản phụ sinh non. Mặt khác, tuổi thai và nhiễm trùng ối có tương quan nghịch. Hơn 85% các ca sinh non trước 28 tuần tuổi thai có dấu hiệu nhiễm trùng ối về mặt mô học. Tình trạng viêm ở mẹ, xác định bởi sự gia tăng interleukin 6 trong dịch ối, sẽ gây nên những tác động có hại trong thời kỳ chu sinh. Khi có nhiễm trùng ối, bào thai cũng có thể phát triển đáp ứng viêm dẫn đến những tổn thương thần kinh. Hội chứng đáp ứng viêm bào thai, đặc trưng bởi sự gia tăng interleukin 6 trong huyết tương bào thai, có liên quan với bệnh cảnh nhuyễn chất trắng quanh não thất.

Nhuyễn chất trắng quanh não thất có 2 dạng tổn thương: khu trú và lan tỏa. Dạng khu trú đặc trưng với tổn thương hoại tử gây mất tất cả các thành phần tế bào trong chất trắng quanh não thất lớp sâu, dẫn đến bệnh lý nang. Trong khi đó, dạng lan tỏa lại đặc trưng bằng tổn thương mất các oligodendrocyte (tế bào thần kinh đệm ít gai) đang phát triển, gia tăng bất thường số lượng astrocyte (sao bào) và microglia đưa đến những tổn thương chất trắng lan tỏa. Thiếu máu cục bộ hoặc tình trạng viêm có thể dẫn đến hoạt hóa microglia, gây độc tế bào do kích thích quá mức và stress oxy hóa.

Bảo vệ hệ thần kinh ở trẻ sinh nonSơ đồ tế bào gốc trung mô giúp phục hồi tổn thương thần kinh sau tổn thương thiếu máu cục bộ-thiếu oxy ở trẻ sơ sinh (MSC: Mesenchymal Stem Cell tế bào gốc trung mô; NPC: Neural Stem Cell tế bào gốc dòng tế bào thần kinh)

Các tổn thương thần kinh trong giai đoạn chu sinh xảy ra không chỉ bởi tổn thương chất trắng mà còn do tổn thương chính các tế bào thần kinh, các bất thường tại vỏ não, đồi thị và hạch nền đã được ghi nhận. Tổn thương sợi trục và tế bào thần kinh lan rộng thường đi cùng với tổn thương chất trắng và là nguyên nhân tiềm ẩn đưa đến các di chứng thần kinh.

Hiệu quả bảo vệ hệ thần kinh của progesterone

Đã có những chứng cớ chứng tỏ hiệu quả của progesterone trong việc ngăn ngừa sinh non. Thú vị hơn nữa, progesterone cũng cho thấy lợi ích trong việc bảo vệ hệ thần kinh cho trẻ.

Progesterone và đặc biệt là alloprenanolone (một dẫn xuất của progesterone) có vai trò quan trọng trong tăng trưởng não; tăng khả năng sống của tế bào thần kinh đệm, tế bào thần kinh và có khả năng sửa chữa các tế bào này sau tổn thương. Mặc dù chưa có nghiên cứu nào khảo sát hiệu quả của progesterone trong ngăn ngừa bại não, allopregnanolone đã cho thấy hiệu quả bảo vệ hệ thần kinh qua thực nghiệm trên mô hình động vật sinh ngạt đủ tháng. Thêm vào đó, các thử nghiệm trên động vật bị tổn thương chất trắng đã chứng tỏ progesterone có khả năng làm giảm viêm và tăng hình thành vỏ myelin. Chính vì mất các tế bào tiền thân của oligodendrocyte do viêm có thể đưa đến tổn thương chất trắng và bại não, progesterone có thể được sử dụng để bảo vệ thần kinh trong giai đoạn chu sinh thông qua tác dụng giảm viêm. Tuy nhiên, liệu tác động của progesterone trong việc ngăn ngừa sinh non có độc lập với vai trò trên bại não hay không vẫn chưa được biết rõ.

Hiệu quả bảo vệ hệ thần kinh của corticosteroid

Điều trị corticosteroid trước sinh ban đầu nhằm làm giảm tình trạng suy hô hấp ở trẻ sinh non. Tuy nhiên, theo thời gian, các lợi điểm khác của corticosteroid dần dần được nhận ra. Vào năm 1995, Viện Sức khỏe Quốc gia (National Institutes of Health - NIH) và Hội Sản Phụ khoa Hoa Kỳ (American College of Obstetricians and Gynecologists - ACOG) đã thống nhất khuyến cáo dùng corticosteroid trong phòng ngừa hội chứng suy hô hấp, xuất huyết trong não thất và tử vong sơ sinh.

Bảo vệ hệ thần kinh ở trẻ sinh non

Một số nghiên cứu, thông qua đánh giá bằng siêu âm, đã chứng tỏ steroid làm giảm tỉ lệ xuất huyết trong não thất ở trẻ. Thêm vào đó, còn có những chứng cớ cho thấy corticosteroid làm giảm tỉ lệ nhuyễn chất trắng quanh não thất. Sự giảm tỉ lệ cả hai tình trạng trên đều dẫn đến sự cải thiện tiên lượng về phát triển thần kinh.

Hướng dẫn của NIH-ACOG ban đầu khuyến cáo sử dụng steroid trong khoảng 24 - 34 tuần tuổi thai với những sản phụ được dự đoán sẽ sinh non. Thế nhưng khi ngưỡng sống sót của trẻ sinh non được cải thiện, steroid được xem xét sử dụng ở cả những tuổi thai nhỏ hơn. Dựa vào các dữ liệu gần đây, việc sử dụng steroid để cải thiện tỉ lệ sống còn và bảo vệ hệ thần kinh được chấp nhận ở tuần thứ 23 của thai kỳ song song với việc tham vấn cho sản phụ về khả năng cần hồi sức trẻ.

Hiệu quả bảo vệ thần kinh của magnesium sulfate

Hiện nay, các thuốc có hiệu quả bảo vệ hệ thần kinh được sử dụng trên lâm sàng chỉ bao gồm corticosteroid và magnesium sulfate. Mặc dù hiệu quả của corticosteroid trước sinh đã được xác nhận một cách rõ ràng, hiệu quả của magnesium sulfate vẫn chưa được hiểu rõ. Một nghiên cứu ca - chứng công bố năm 1995 lần đầu tiên đã báo cáo rằng magnesium sulfate có thể giúp ngăn ngừa bại não. Nghiên cứu bao gồm 2 nhóm: nhóm đầu gồm các trẻ có cân nặng khi sinh rất thấp (< 1.500g) với tuổi thai trung bình 28,9 tuần tuổi, bị bại não trung bình-nặng và sống hơn 3 năm; nhóm 2 là nhóm chứng bao gồm các trẻ có cân nặng lúc sinh rất thấp được lựa chọn ngẫu nhiên với tuổi thai trung bình 28,4 tuần. Cả hai nhóm được phân chia tùy thuộc vào sự tiếp xúc với magnesium sulfate trước sinh. Kết quả cho thấy trẻ có tiếp xúc với magnesium sulfate có tỉ lệ bại não thấp hơn nhóm chứng (tỉ số chênh 0,14).

Các quan điểm về sử dụng magnesium sulfate:

Tuy lợi điểm magnesium sulfate trong bảo vệ thần kinh cho trẻ đã được chứng tỏ, mối quan tâm hàng đầu hiện nay chính là độ an toàn của magnesium sulfate, đặc biệt trong các trường hợp sinh non. Một số nghiên cứu cho thấy sử dụng magnesium sulfate ở tuổi thai sớm có thể làm tăng tỉ lệ tử vong cho trẻ. Tuy nhiên, các nghiên cứu này đều gặp một số hạn chế trong thiết kế nghiên cứu và lý giải kết quả. Mặt khác, có những nghiên cứu cũng đã chỉ ra magnesium sulfate có thể gây bất thường trong phát triển hệ xương của bào thai. Cũng chính vì điều này, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã phải thay đổi phân loại magnesium sulfate từ nhóm A (bao gồm những thuốc đã được chứng tỏ không có nguy cơ gây hại cho bào thai) sang nhóm D (những thuốc có bằng chứng cho thấy khả năng gây hại cho bào thai, tuy nhiên, có thể cân nhắc sử dụng khi cần thiết).

Tóm lại, dựa trên các dữ liệu hiện có, FDA kết luận rằng nên tránh sử dụng liên tục magnesium sulfate kéo dài hơn 5 - 7 ngày. Liều và thời gian ngưỡng mà vượt qua mức đó có thể gây tổn thương cho bào thai hiện vẫn chưa được biết rõ.

Magnesium và cơ chế hoạt động:

Hiệu quả bảo vệ thần kinh của magnesium sulfate liên quan khả năng hoạt động như một chất đối vận theo cơ chế không cạnh tranh với thụ thể NMDA. Sự hiện diện của thụ thể NMDA trên các tế bào tiền thân của oligodendrocyte làm tăng độ nhạy cảm của các tế bào này đối với tình trạng độc tế bào thần kinh do kích thích quá mức bởi glutamate. Do đó, magnesium sulfate có thể phần nào ngăn ngừa tình trạng gây độc tế bào thần kinh. Ngoài ra, magnesium sulfate cũng ngăn ngừa sự chết tế bào thần kinh.

Một số nghiên cứu ủng hộ sử dụng magnesium sulfate đã cho thấy điều trị magnesium sulfate giúp giảm tỉ lệ tử vong, bại não, rối loạn chức năng vận động thô, rối loạn chức năng nhận thức ở trẻ sinh non.

Phác đồ:

Một số các hướng dẫn thực hành lâm sàng liên quan sử dụng magnesium sulfate với mục tiêu bảo vệ hệ thần kinh cho trẻ sinh non được tóm tắt trong bảng. Nhìn chung, mặc dù có sự thống nhất về liều dùng nhưng vẫn còn sự khác biệt về thời điểm điều trị giữa các hướng dẫn. ACOG không đưa ra một hướng dẫn chuyên biệt về liều cũng như tuổi thai bắt đầu điều trị magnesium sulfate.

Bảo vệ hệ thần kinh ở trẻ sinh non

Vẫn cần thêm những nghiên cứu về hiệu quả cũng như độ an toàn của magnesium sulfate đối với trẻ sinh non để có thể đi đến một hướng dẫn điều trị thống nhất. Trong các trường hợp sinh non theo kế hoạch tính trước, magnesium sulfate nên được khởi đầu ở pha hoạt động của chuyển dạ hoặc trước cuộc mổ bắt con ít nhất 2 giờ đồng hồ.

Một số điều trị hứa hẹn trong tương lai

N-acetylcysteine:

N-acetylcysteine có đặc tính kháng viêm và kháng oxy hóa - đây là những đặc tính hữu dụng trong ngăn ngừa sinh non và tổn thương não chu sinh. Hiệu quả bảo vệ hệ thần kinh của N-acetylcysteine đã được chứng tỏ trên mô hình động vật sinh non có tổn thương não chu sinh.

Erythropoietin:

Erythropoietin cũng là một thành tố bảo vệ thần kinh đầy hứa hẹn. Cytokine này có một số hoạt động giúp ngăn ngừa bảo vệ tổn thương não ở trẻ sinh non. Erythropoietin giúp giảm số tế bào chết, hoạt động như một thành tố kháng viêm, thúc đẩy quá trình tăng sinh tế bào thần kinh, bảo vệ các oligodendrocyte.

Melatonin:

Melatonin được tổng hợp bên trong cơ thể từ chất dẫn truyền thần kinh serotonin. Thành tố này có khả năng cao kháng oxy hóa và lọc bỏ các gốc tự do, cũng như có khả năng giảm sự sản xuất các cytokine tiền viêm. Melatonin là một ứng viên sáng giá cho việc bảo vệ hệ thần kinh do có thể xuyên qua các hàng rào sinh lý khá tốt và đến các khoang dưới tế bào.

Tế bào gốc từ máu cuống rốn:

Đây cũng là một phương pháp điều trị đầy hứa hẹn. Máu cuống rốn bao gồm những nhóm tế bào gốc và tế bào đầu dòng khác nhau với khả năng bảo vệ thần kinh. Hai quần thể tế bào đặc biệt, tế bào đầu dòng nội mạc và tế bào gốc trung mô có vai trò hứa hẹn nhất. Các tế bào đầu dòng nội mạc giúp duy trì sự hợp nhất và ổn định mạch máu cũng như đóng vai trò trung gian trong đáp ứng với các tổn thương mạch máu. Trong khi đó, tế bào gốc trung mô là tế bào đa năng giúp đẩy mạnh hồi phục và sửa chữa mô cho cơ thể chủ. Chúng hỗ trợ cho quá trình tái lập myelin, ức chế hiện tượng tế bào chết theo chương trình và ức chế viêm.

Ngăn ngừa sinh non vẫn là một thách thức mang tính toàn cầu của lĩnh vực sản khoa trong thế kỷ 21. Mặt khác, do tỉ lệ sinh non hiện khá ổn định trên toàn thế giới cùng với những cải thiện vượt bậc giúp tăng tỉ lệ nuôi sống trẻ sinh non, chúng ta cần phải tập trung vào việc ngăn ngừa các di chứng của sinh non. Để thành công, vai trò của tình trạng nhiễm trùng và viêm ở trẻ sinh non cùng với các tổn thương não cần được hiểu rõ. Thêm vào đó, vai trò của quá trình gây độc tế bào thần kinh do kích thích quá mức và tổn thương thần kinh cũng cần được hiểu tường tận, đặc biệt khi xem xét tiềm lực của magnesium sulfate và các thành tố khác trong điều trị bảo vệ hệ thần kinh cho trẻ sinh non.

BS. NGUYỄN AN NGHĨA

(Đại học Y Dược TP.HCM)

Mẹo đơn giản trị mắt ngứa, mỏi

Dưa chuột

Sử dụng dưa chuột là một trong những cách hiệu quả để chữa mắt mệt mỏi và ngứa. Nó giúp làm dịu các triệu chứng. Để vào tủ lạnh hai lát dưa chuột, nhắm mắt lại và đắp hai lát dưa lên mắt, giữ một lúc.

Dầu thầu dầu

Dầu thầu dầu là một giải pháp hiệu quả cho rất nhiều vấn đề về mắt. Nhỏ một giọt dầu thầu dầu vào mắt. Để một lúc và rửa sạch mắt bằng nước lạnh. Phương pháp này giúp loại bỏ các chất gây kích ứng cho mắt.

Baking soda

Baking soda (bột nở) có thể cũng được sử dụng để chống lại các nhiễm trùng mắt. Nó giúp mắt chống lại bụi bẩn và vi khuẩn. Pha loãng baking soda với nước. Dùng nước này để rửa mắt thường xuyên khi bị ngứa mắt.

Giấm

Giấm có tính sát trùng và chống vi khuẩn có tác dụng điều trị nhiễm trùng mắt. Pha loãng giấm và rửa mắt ngày 2 lần để giảm ngứa.

Sữa lạnh

Các dưỡng chất có trong sữa rất hiệu quả để loại bỏ tình trạng ngứa mắt. Lấy sữa lạnh, nhúng bông gòn vào sữa. Lăn tròn bông trên mắt. Cách này giúp giảm ngứa.

Khoai tây tươi

Đặt hai lát khoai tây lạnh lên mắt đang nhắm và để một lúc.

BS Cẩm Tú

(Theo Boldsky/Univadis)

5 cách tự nhiên chống cảm lạnh

Mùa đông nhiệt độ giảm và khả năng miễn dịch của cơ thể cũng giảm đi, nhiều người dễ bị cảm lạnh. Tuy nhiên, có những cách đơn giản để đề phòng cảm lạnh trong mùa đông.

Uống nước

Mặc dù bạn không khát nước nhưng cơ thể vẫn cần nước. Tăng lượng nước uống có thể giúp chất nhầy trong mũi nhiều hơn và giảm nghẹt mũi. Nên uống trà không chứa caffeine, nước trái cây và đặc biệt cần tránh rượu, cà phê, hay nước soda bởi những đồ uống này làm cho vi khuẩn ở mũi phát triển, dẫn đến nhiễm trùng và mưng mủ.

Mật ong

Mật ong rất hiệu quả trong việc giảm ho, giúp kháng khuẩn và chống oxi hóa, làm dịu cổ họng khi bị kích thích. Mật ong có thể pha với trà nóng có tác dụng thông mũi.

Tắm nước nóng

Virus cảm lạnh phát triển mạnh khi mũi khô. Chính vì vậy vào mùa đông, không khí ngoài trời và trong nhà đều khô hanh, tạo điều kiện bệnh cảm lạnh gia tăng. Khi tắm nước nóng, hơi nước nóng như một loại thuốc giúp thông mũi và giữ độ ẩm cho mũi.

Súp gà

Các nhà khoa học đã khẳng định súp gà rất tốt cho người bị cảm lạnh. Một bát súp gà nóng với: khoai tây, hành tây, thịt gà, cà rốt, củ cải, rau mùi chính là phương thuốc hữu hiệu nhất đánh bại chứng cảm lạnh. Nước dùng gà có tác dụng giảm tắc nghẽn mũi, tăng lượng chất nhầy. Nếu không chế biến được súp gà, bạn có thể lấy nước luộc gà nấu cháo hay miến cũng rất hiệu quả.

Hít hơi nước nóng

Theo các nhà nghiên cứu, virus gây cảm cúm có khả năng chịu được lạnh nhưng không chịu được nóng. Hơi nóng nước muối không chỉ dưỡng ẩm cho mũi mà còn giúp làm sạch khoang mũi và tiêu diệt vi khuẩn bám trong khoang mũi. Bạn hãy rót nước sôi pha muối vào chiếc cốc, sau đó đưa mũi lên gần thành cốc và hít hơi nóng bốc lên. Bạn nên hít cho đến khi nước bay hết hơi nóng và mỗi ngày làm như vậy khoảng 3-5 lần.

Theo ANTĐ

Các bệnh hay tấn công trẻ lúc trời rét

Mùa đông, nhiệt độ xuống rất thấp, mưa gió thất thường, độ ẩm trong không khí không ổn định... Ðây là thời điểm thuận lợi để nhiều loại vi khuẩn, virut phát triển mạnh, lại thêm sức đề kháng của trẻ suy giảm nên rất dễ ốm. Dưới đây là một số bệnh thường gặp khi trời lạnh giá ở trẻ em.

Bệnh thường gặp ở trẻ vào mùa đông

Cảm cúm

Cảm cúm là bệnh mà trẻ nhỏ hay mắc phải, nhất là vào mùa lạnh. Đây là bệnh lý hô hấp do vi khuẩn, virut gây ra, bệnh rất dễ lây lan. Những triệu chứng đầu tiên của cảm cúm thường là ngứa họng, sổ mũi, nghẹt mũi và hắt hơi, sau đó là sưng họng, ho, đau đầu, sốt, mệt mỏi, đau nhức cơ và chán ăn. Nước mũi của bé sẽ chuyển từ dạng lỏng sang đặc quánh và có màu vàng hoặc xanh. Tùy theo sức đề kháng của cơ thể mà thời gian mắc bệnh kéo dài hay rút ngắn, giảm nhẹ hoặc nghiêm trọng. Thậm chí, một số bệnh cúm diễn tiến nhanh và ồ ạt có thể khiến trẻ tử vong.

cac-benh-hay-tan-cong-tre-luc-troi-ret

​Giữ ấm cho trẻ những ngày rét là cách phòng bệnh hiệu quả. Ảnh: TM

Tiêu chảy

Tiêu chảy cũng là một trong các bệnh thường gặp vào mùa đông xuân ở trẻ. Tiêu chảy Rotavirus (hay tiêu chảy mùa đông) là bệnh nhiễm khuẩn dạ dày ruột cấp do virus Rota gây nên. Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, nhất là trẻ ở lứa tuổi từ 3 - 24 tháng tuổi. Bệnh thường kéo dài 3 - 7 ngày. Biến chứng nguy hiểm của bệnh là mất nước, mất muối nhiều dễ dẫn đến trụy mạch, thậm chí tử vong nếu không được bù nước kịp thời.

Quai bị

Bệnh thường phát vào mùa đông xuân, khi thời tiết bắt đầu chuyển lạnh, đặc biệt là thời gian giáp Tết. Bệnh xuất hiện ở những nơi đông người như: nhà trẻ, trường học, khu tập thể... Bệnh lây lan chủ yếu qua đường hô hấp qua nước bọt khi nói chuyện, ho hoặc hắt hơi. Bệnh thường gặp ở trẻ em lứa tuổi 5 -14.

Sau thời gian ủ bệnh từ 15 - 21 ngày, virut phát triển ở niêm mạc miệng, sau đó xâm nhập máu gây viêm các cơ quan. Viêm tuyến nước bọt là thể điển hình nhất. Trẻ sốt 38 - 39oC, nhức đầu, mệt mỏi, ăn ngủ kém; viêm và sưng tuyến mang tai, da căng phồng lên, không đỏ, đau, miệng khô và khó nuốt.

Trường hợp bé có biểu hiện sốt cao, ói mửa, nhức đầu hoặc bộ phận sinh dục sưng to thì cần phải đến bệnh viện điều trị càng sớm càng tốt. Nếu không được điều trị sớm, có thể xảy ra một số biến chứng như viêm não - màng não, viêm tinh hoàn, viêm buồng trứng. Tình trạng viêm tinh hoàn có thể dẫn đến teo tinh hoàn và một số ít trong đó có khả năng dẫn đến vô sinh.

Các bệnh tai mũi họng và hô hấp

Viêm mũi: Thường xuất hiện sau khi trẻ bị nhiễm lạnh khiến trẻ khó chịu, nghẹt mũi và khó thở. Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ khoảng 6 tháng tuổi đến 8 tuổi. Khi trẻ hít thở không khí đi từ ngoài vào đến phổi, cung cấp ôxy cho cơ thể đồng thời những tác nhân gây bệnh cũng vào theo. Nếu không được điều trị dứt điểm, bệnh tái phát nhiều lần sẽ dẫn đến biến chứng như viêm phổi, viêm tai, viêm tai giữa cấp, viêm xoang cấp…

Nhiễm khuẩn tai: Trẻ nhiễm trùng tai có biểu hiện rất hay cáu giận, quấy khóc, thân nhiệt cao, chảy dịch ở tai. Trẻ bị viêm tai nhiều lần sẽ dẫn đến hiện tượng tai dính và làm cho trẻ giảm thính lực, bị điếc tạm thời.

Viêm họng cấp: Trẻ em bị viêm họng sẽ bị đau họng khi nuốt. Tiếng khóc hoặc trẻ đã biết nói thì khàn tiếng. Trẻ có thể bị viêm họng do nhiều loại vi khuẩn nhưng đáng sợ nhất là nguyên nhân viêm họng do liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A, nếu không được chữa trị dứt điểm có thể gây ra biến chứng thấp tim.

Viêm tiểu phế quản: Viêm tiểu phế quản là bệnh hô hấp cấp tính, rất hay gặp ở trẻ nhỏ do viêm tắc các đường hô hấp nhỏ (tiểu phế quản). Bệnh dễ xuất hiện trong 2 năm đầu đời, với tần suất cao nhất vào 6 tháng tuổi. Triệu chứng ban đầu thường thấy là trẻ ho, chảy nước mũi trong, sốt vừa hoặc cao. Trẻ có thể xuất hiện những cơn ho ngày một kéo dài, nhất là về nửa đêm hoặc gần sáng. Khi ấy, trẻ thường thở khò khè hoặc khó thở, thậm chí ngừng thở, bú kém, hay bị nôn trớ. Nếu bệnh được phát hiện và điều trị sớm sẽ cho kết quả tốt, những trường hợp nặng gây suy hô hấp có thể bị tử vong.

Viêm khí phế quản, biến chứng viêm phổi: Khí quản là ống dẫn lớn nhất trong hệ thống hô hấp. Viêm khí phế quản có thể xảy ra ở trẻ mọi lứa tuổi, thường sau khi thay đổi thời tiết hoặc bị viêm họng, viêm mũi do không chữa trị dứt điểm hoặc theo diễn biến của bệnh... Nhiều trường hợp trẻ mắc bệnh chỉ sổ mũi trong, ho nhẹ, nếu tình trạng này kéo dài, không điều trị đúng, trẻ dễ bị nhiễm trùng lan rộng và sâu hơn vào phế quản phổi, phế nang và nhu mô phổi rất nguy hiểm với các triệu chứng sốt cao, ho khạc, ho đàm đặc, có màu xanh hoặc vàng, trẻ nằm li bì một chỗ.

Cách phòng bệnh cho trẻ vào mùa đông

Phòng thế nào cho hiệu quả?

Để phòng bệnh cho trẻ, cha mẹ cần lưu ý: Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, phòng ngủ của trẻ cần kín gió, tránh hướng cửa gió lùa. Vệ sinh cơ thể, đặc biệt là tai, mũi, họng, răng miệng sạch sẽ cho trẻ hằng ngày. Giữ ấm cho trẻ (các vị trí quan trọng như bàn chân, bàn tay, ngực, cổ, đầu), nhất là khi đưa trẻ ra ngoài trời vào buổi tối hoặc sáng sớm. Không cho trẻ tiếp xúc với người có biểu hiện bị cúm, viêm đường hô hấp và những chỗ đông người ngột ngạt, có khói thuốc lá, không tiếp xúc với chó mèo. Tăng cường dinh dưỡng với thực đơn cân đối của các nhóm dưỡng chất như: tinh bột, chất đạm, chất béo và rau củ quả. Cho trẻ uống nước ấm, tránh ăn những thức ăn lấy trực tiếp từ tủ lạnh. Với những trẻ bị tiêu chảy, do cơ thể bị mất nước vì vậy cần được bổ sung lượng nước thay thế. Ngoài nước uống có thể cho trẻ uống thêm các loại nước sinh tố, sữa tươi để tăng sức đề kháng và dinh dưỡng cho trẻ. Cho trẻ đi tiêm phòng vaccin đúng lịch để phòng chống bệnh tật.

Khi trẻ ốm, cần theo dõi diễn biến bệnh, có cách xử trí đúng. Khi thấy bệnh có những dấu hiệu nặng hơn và khó lường, cần cho trẻ nhập viện để được xử trí sớm và đúng cách, tránh để xảy ra các biến chứng nguy hiểm. Không tự ý cho trẻ dùng thuốc khi chưa có chỉ định của thầy thuốc. Dùng không đúng thuốc, trẻ không khỏi bệnh và có thể gặp tai biến do thuốc.

BS. Hạnh Nguyễn

Prebiotic giúp giảm lo âu trầm cảmPrebiotic giúp giảm lo âu trầm cảmPhòng ngừa hạ canxi huyếtPhòng ngừa hạ canxi huyếtNgười nghiện thuốc lá: Khó tránh khỏi bệnh phổi tắc nghẽn mãn tínhNgười nghiện thuốc lá: Khó tránh khỏi bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

 

Cách sử dụng tỏi chữa cảm lạnh

Nhai tỏi sống

Nhai tỏi sống là cách đơn giản và hiệu quả để chữa cảm lạnh. Bạn có thể nhai 3-4 tép tỏi nhiều lần trong ngày cho đến khi đạt kết quả như mong muốn

Tỏi trộn mật ong

Tỏi trộn mật ong là một bài thuốc tự nhiên để tiêu trừ cảm lạnh và cúm. Cách này giúp giảm cảm lạnh nhanh chóng. Băm 2 tép tỏi và cho một ít mật ong vào trộn lên, dùng 2 lần/ngày để giảm cảm lạnh.

Tỏi hòa nước

Sử dụng tỏi và nước có thể giảm nhanh chóng cảm lạnh. Băm 2 nhánh tỏi và cho vào một cốc nước. Khuấy đều và uống từng ngụm một. Làm cho đến khi hết cảm lạnh

Nước cam với tỏi

Uống tỏi cùng nước cam là cách công hiệu nhất để điều trị cảm lạnh và các triệu chứng của nó. Cắt các tép tỏi thành nhiều miếng cho vào nước cam. Uống trước khi đi ngủ. Cách này làm tăng thân nhiệt và giảm ngay lập tức các triệu chứng cảm lạnh.

Trà tỏi

Nhấm nháp vài tách trà tỏi mỗi ngày có thể làm giảm cảm lạnh và nhiều bệnh khác. Bạn thậm chí có thể thêm mật ong, chanh và gừng để tăng hương vị. Loại trà êm dịu này giúp tăng cường hệ miễn dịch, cùng với hàm lượng vitamin C, nó giúp giảm cảm lạnh nhanh chóng.

Tỏi với cà chua

Lấy 2-3 nhánh tỏi và nghiền cùng 2 quả cà chua, thêm một chút muối. Uống loại nước này giúp giảm các triệu chứng cảm lạnh một cách nhanh chóng. Dùng nhiều lần cho đến khi bệnh giảm hẳn.

Súp tỏi

Súp tỏi có thể được chế biến bằng cách cho thêm dầu oliu. Uống súp tỏi 2-3 lần/ngày để loại trừ cảm lạnh, đồng thời phục hồi sức lực nhanh chóng sau cơn mệt mỏi do cảm lạnh gây ra.

BS Cẩm Tú

(Theo Boldsky/Univadis)

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ

Đây không phải là bệnh nguy hiểm nhưng sẽ là yếu tố cản trở quá trình sinh trưởng của trẻ. Đến khi trẻ được 10 - 15 tuổi, bộ máy tiêu hóa mới có chức năng và cấu tạo giống người lớn.

Những nguyên nhân

Nguyên nhân chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ đa dạng như: cho trẻ ăn số lượng quá nhiều trong bữa ăn, hay các bữa ăn quá gần nhau. Lúc mới sinh, bao tử của bé nhỏ xíu, chỉ chứa được 30 - 35ml, lúc 3 tháng tuổi có thể chứa được 100ml và đạt 250ml khi trẻ được 1 tuổi. Thời gian này, các lớp cơ phát triển còn yếu, bao tử còn thẳng, nằm trên cao và co thắt bất thường nên trẻ dễ bị nôn trớ. Chính những đặc điểm giải phẫu này nên trẻ nhỏ chỉ tiêu hóa được một lượng thức ăn nhất định và tiêu hóa phải có đủ thời gian phù hợp để tiêu hóa hết thức ăn. Cho nên, nếu ta cho trẻ ăn quá nhiều hoặc các bữa ăn quá gần nhau, trẻ sẽ dẫn đến tình trạng rối loạn tiêu hóa.

Các nguyên nhân khác cũng thường gặp như: cho bé uống sữa có nhiều đường Lactose và đạm trong thành phần của sữa, hay cho trẻ uống sữa bò sớm chưa đến 1 tuổi. Trong sữa bò chứa nhiều protein, trong khi bao tử của bé thành phần dịch vị và độ pH chưa thích hợp để tiêu hóa hết lượng protein trong sữa bò. Do đó, giai đoạn này bé chỉ thích hợp hấp thụ các thành phần lactose, protein trong sữa mẹ hơn là sữa bò. Nguyên nhân nữa là do cho trẻ ăn dặm, ăn cơm quá sớm. Cơ thể của bé chưa đủ men tiêu hóa nhất là men tiêu hóa tinh bột, khiến thức ăn ứ đọng trong đường ruột và bị vi khuẩn lên men, dẫn đến đầy hơi, trướng bụng, khó tiêu. Các nguyên nhân khác: do cho bé ăn nhiều thức ăn có dầu mỡ như: khoai tây chiên, gà rán, thịt xiên nướng, pizza, xúc xích rán, bánh hamberger…; do thức ăn nguội lạnh, ôi thiu, nhiễm khuẩn…

Bé dưới 5 tháng tuổi chỉ cần sữa là đủ, tốt nhất là sữa mẹ

Cách khắc phục

trước hết cần điều chỉnh chế độ ăn hợp lý, cần cho trẻ bú và ăn dặm theo từng giai đoạn phát triển sinh lý của bé. Bé dưới 5 tháng tuổi chỉ cần sữa là đủ, tốt nhất là sữa mẹ. Bé 5 - 6 tháng, sữa là chủ yếu, bên cạnh đó tập ăn dặm với bột nhưng với lượng ít. Bé 6 - 8 tháng, cho bé ăn dặm bột, có đủ 4 nhóm thực phẩm như: bột, đạm, béo, rau, tăng cường sữa, trái cây mềm. Bé 8 - 12 tháng, ngoài bột, sữa, trái cây mềm, nên tập ăn thêm cháo có đủ bột, đạm, béo, rau. Bé 12 - 24 tháng, ngoài bột, cháo, tập ăn thêm nui, bún, hủ tíu... Bé trên 24 tháng, cho bé tập ăn cơm khi đủ 20 răng sữa.

Thường xuyên vỗ lưng cho bé

Các giai đoạn chuyển tiếp từ sữa sang bột, tức từ 5 - 6 tháng tuổi; hoặc từ cháo sang cơm lúc 24 tháng tuổi là rất quan trọng. Cần cho bé tập ăn bột với số ít và tăng dần để bé thích nghi. Nếu cho bé với số lượng nhiều sẽ dẫn đến đầy bụng và khó tiêu. Cần phân chia các bữa ăn phù hợp trong ngày với từng trẻ. Bé sơ sinh có thể bú sữa 8 - 14 lần. Bé 6 - 8 tháng tuổi, mỗi ngày trẻ cần 2 nửa chén bột với đủ 4 nhóm thực phẩm bột, đạm, rau, dầu cùng khoảng 5 - 6 bữa sữa. Sau 8 tháng có thể tập cho trẻ ăn cháo, hơn 1 tuổi tập ăn nui, bún... Bé khoảng 2 tuổi thì ăn được cơm 3 bữa ăn đặc, 3 - 4 cữ sữa mỗi ngày; bữa ăn đầu tiên trong ngày nên bắt đầu sau khi trẻ thức dậy khoảng 30 phút, bữa kế tiếp khoảng 2 - 3 tiếng sau và nên đổi món. Bên cạnh đó, cần bổ sung men vi sinh cho bé, đây là những vi khuẩn có lợi giúp hỗ trợ tiêu hóa, ngăn chặn và ức chế vi khuẩn có hại, cân bằng hệ vi sinh đường ruột, chế phẩm men vi sinh Pms-Probio sẽ bổ sung men vi sinh sống Lactobacillus acidophilus có lợi cho hệ tiêu hóa, ngăn ngừa vi khuẩn gây đầy bụng khó tiêu, từ đó giúp tăng cường khả năng hấp thu thức ăn để trẻ ăn ngon miệng. Trẻ nhũ nhi uống 1/2 - 1gói/mỗi ngày và pha trong sữa hoặc nước đường. Trẻ lớn hơn uống 1 - 2 gói/mỗi ngày, pha với một ít nước và uống lúc bụng đói hoặc trước bữa ăn.

Đối với trẻ nhỏ dưới 5 tháng tuổi, nguyên nhân gây đầy bụng khó tiêu, thường là hơi ứ lại ở ruột gây ra, do bé nuốt không khí vào bụng, như cho bé ngậm núm vú giả mỗi khi bé khóc. Với động tác mút liên tục này sẽ làm khí tích tụ ở đường tiêu hóa. Khắc phục bằng cách hạn chế sử dụng núm vú giả cho bé, chỉ dùng khi thật sự cần thiết. Thường xuyên vỗ lưng cho bé nhẹ nhàng. Nhờ cách này, bé mới có thể đẩy khí thừa ra ngoài. Giúp bé cử động bằng cách đặt bé nằm nằm ngửa và di chuyển chân bé từ trong ra ngoài, gập lên bụng - duỗi ra. Chuyển động như vậy sẽ phá vỡ bất kỳ túi khí nào ứ đọng gây ra cảm giác khó chịu cho bé. Nên dùng khăn ấm một đến 2 lần trong ngày, áp vào bụng của bé, cách này giúp thư giãn các cơ bắp ở thành bụng cũng như dạ dày của bé. Cách này đơn giản và hiệu quả làm tiêu hóa lưu thông tốt, giúp bé tránh được chứng rối loạn tiêu hóa.

BS.CKI.TRẦN QUỐC LONG

Sát thủ giấu mặt đối với phụ nữ mang thai

Thiếu sắt có thể đe dọa tính mạng mẹ và bé

Trên thực tế, chuỗi các biểu hiện như mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, hay quên…ở thai phụ thường là dấu hiệu cảnh báo cơ thể bị thiếu sắt. Nếu không bổ sung sắt đầy đủ và kịp thời, sức khỏe mẹ bầu và tính mạng của thai nhi có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Theo số liệu Điều tra quốc gia về Vi chất Dinh Dưỡng năm 2014 – 2015- của Viện Dinh Dưỡng quốc gia, tỉ lệ thiếu sắt của nhóm phụ nữ mang thai khá cao: Trung bình cứ 10 người thì lại có lại có 5 người bị thiếu sắt. Hậu quả đối với thai nhi là nguy cơ sảy thai, đẻ non, suy dinh dưỡng bào thai; hoặc nhẹ hơn thì trẻ sơ sinh sẽ bị nhẹ cân, thiếu máu sau khi chào đời.

Sắt là vi chất rất quan trọng đối với cả mẹ và bé

Đối với sản phụ, thiếu máu do thiếu sắt có thể ảnh hưởng đến sinh hoạt và làm suy giảm khả năng lao động. Ngoài ra, sức khỏe và sắc đẹp của chị em sẽ bị tác động trầm trọng: Da xanh tái, tóc rụng gãy, giảm nhận thức và khả năng miễn dịch. Khi sinh con, bà bầu còn có thể sẽ bị băng huyết - đây là một tai biến sản khoa rất nguy hiểm.

Vậy tại sao sắt lại đóng vai trò quan trọng như vậy?

Cơ chế hoạt động của sắt

Về cơ bản, sắt hỗ trợ cơ thể sản phụ và thai nhi khỏe mạnh theo các cơ chế sau:

- Cung cấp nguồn nguyên liệu dồi dào sản xuất hồng cầu, đảm bảo đủ lượng máu nuôi sống thai nhi, giúp mang oxy đi khắp cơ thể người mẹ và thai nhi. Sắt có mặt trong mọi tế bào, đặc biệt là tế bào máu

- Là thành phần then chốt cấu tạo của các enzym chuyển hoá quan trọng trong cơ thể, giúp cơ thể có đủ năng lượng.

- Tham gia vào các hoạt động miễn dịch, bảo vệ cơ thể phụ nữ có thai khỏi nguy cơ bị nhiễm khuẩn; giúp duy trì trạng thái sức khỏe tốt nhất cho thai phụ và thai nhi.

Sắt là nguồn nguyên liệu dồi dào sản xuất hồng cầu trong cơ thể

Bổ sung sắt đầy đủ và kịp thời sẽ giúp mẹ bầu và thai nhi luôn khỏe mạnh. Trong 3 tháng đầu mang thai, lượng sắt cần bổ sung là 30mg/ngày và thai phụ cần tăng liều lên 40 – 50mg /ngày trong giai đoạn còn lại của thai kỳ. Lí do là vì lúc này cơ thể người mẹ cần lượng sắt nhiều hơn để cung cấp cho thai nhi.

Sắt có thể được bổ sung thông qua chế độ dinh dưỡng với các thực phẩm giàu sắt như thịt bò, thịt nạc, nấm hương, mộc nhĩ, lòng đỏ trứng gà… Tuy nhiên, nếu bổ sung sắt thông qua ăn uống hàng ngày chưa đáp ứng đủ nhu cầu của cơ thể, nên sản phụ sẽ cần đến sự hỗ trợ đắc lực từ các sản phẩm bổ sung hoặc viên sắt.

Tùy thuộc vào nhu cầu của từng người, bác sĩ sẽ đưa ra khuyến cáo và hướng dẫn liều dùng phù hợp.

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm bổ sung sắt bảo vệ sức khỏe. Tuy nhiên, không phải sản phẩm nào cũng có hàm lượng sắt phù hợp và mức độ hấp thu tối ưu dành cho bà bầu.

Tại Việt Nam, siro sắt Ferrumplus là sản phẩm bổ sung sắt đầu tiên áp dụng công nghệ Liposome hiện đại đến từ châu u, với tỉ lệ hấp thu sắt vượt trội, không gây ợ nóng, không gây táo bón như viên sắt thông thường. Siro sắt Ferrumplus cung cấp hàm lượng sắt vừa đủ cho nhu cầu của phụ nữ mang thai, hỗ trợ điều trị thiếu máu do thiếu sắt một cách hiệu quả và an toàn, giúp mẹ bầu và thai nhi luôn khỏe mạnh.

Siro sắt Ferrumplus còn bổ sung Acid Folic rất cần thiết để tăng kích thước tử cung, giúp dự phòng nguy cơ dị tật hở ống thần kinh cho thai nhi; ngoài ra Ferrumplus còn cung cấp thêm các vitamins nhóm B rất cần thiết cho bà bầu nhằm hỗ trợ quá trình hình thành và tổng hợp hemoglobin và nâng cao sức khoẻ.

Sản phẩm siro sắt Ferrumplus được nhập khẩu độc quyền bởi công ty TNHH VBF, sản phẩm có bán tại các hiệu thuốc lớn trên toàn quốc.

Thực phẩm bổ sung sắt Ferrumplus vị dâu thơm ngon, không buồn nôn, không táo bón, hỗ trợ điều trị thiếu máu do thiếu sắt hiệu quả

Tìm hiểu thêm về sản phẩm sắt Ferrumplus tại đây:

Website:www.ferrumplus.vn

Fanpage:Link Fanpage Sắt Ferrumplus

Hot line tư vấn:0888 6666 59

“Sản phẩm này không phải là thuốc không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”.

5 mẹo hay dùng sữa mẹ chữa bệnh cho trẻ

Sữa mẹ là nguồn giàu các chất dinh dưỡng khác nhau và các kháng thể, mà không có loại thực phẩm khác và thậm chí là sữa công thức nào có thể bắt chước. Sữa mẹ không chỉ là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời mà các bà mẹ còn sử dụng nó trong nhiều bài thuốc khác nhau cho trẻ nhỏ và cả người trưởng thành.

Nhiều bà mẹ chăm sóc da mặt bằng sữa mẹ. Tất cả những điều cần làm chỉ là vắt một ít sữa mẹ và mát-xa lên da mặt. Những bà mẹ thực hiện cách này cho biết da của họ trơn láng hơn, mềm mại hơn, sạch mụn trứng cá…

5 mẹo hay dùng sữa mẹ chữa bệnh cho trẻ

Với trẻ nhỏ, sữa mẹ có thể được sử dụng để chữa nhiều bệnh:

Nhiễm trùng mắt

Trẻ sơ sinh có thể bị nhiễm trùng mắt hoặc tiết dỉ mắt. Bạn có thể sử dụng tăm bông ngâm trong sữa mẹ và nhẹ nhàng lau mắt trẻ để làm sạch dỉ mắt. Ngoài ra, nếu con bạn bị đau mắt đỏ, bạn có thể nhỏ giữa mẹ vào trong mắt trẻ.

Nhiễm trùng tai

Trẻ nhỏ từ 6-8 tháng tuổi thường dễ bị nhiễm trùng tai. Nếu trẻ khóc nhiều cùng với hành động vò bứt tai, rất có thể trẻ đang bị nhiễm trùng tai. Sau khi tham khảo bác sĩ, bạn có thể nhỏ một giọt sữa mẹ vào tai bị nhiễm trùng để làm sạch nhiễm trùng.

Mụn trứng cá

Sau khi sinh 6-8 tuần, trẻ sơ sinh có khả năng bị nổi mụn và sau đó tự hết. Tuy nhiên, nếu trẻ có vẻ ngứa hoặc mụn khiến da trẻ bị khô và bong tróc, bạn có thể bôi một ít sữa mẹ lên da bé.

Da khô

Nhiều trẻ có làn da quá khô vì vậy bạn có thể bôi sữa mẹ lên da trẻ sau khi tắm và mát-xa với dầu dừa. Da trẻ sẽ mịn màng, được dưỡng ấm nếu làm việc này thường xuyên.

Phát ban

Sữa mẹ có thể làm dịu và chữa lành phát ban da nhanh chóng

BS Thu Vân

(theo Univadis/ The Health Site)

Nhận biết thịt lợn và cá có chứa độc tố bằng mắt thường

Hiện nay vấn đề mất an toàn vệ sinh thực phẩm đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của mọi người tiêu dùng trong xã hội. Trên thị trường hiện nay có nhiều các loại thực phẩm thiết yếu cho tiêu dùng hàng ngày không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Ngoài các loại rau quả thông dụng thì thịt lợn và cá là những thực phẩm thiết yếu trong tiêu dùng hàng ngày của con người. Nhưng chính thịt lợn và các loại cá lại tiềm ẩn nhiều nguy hại do có chứa nhiều các chất kháng sinh và tăng trọng độc hại mà các cơ quan chức năng không thể kiểm soát nổi.

Hiện nay, do việc dùng các chất tăng trọng trong chăn nuôi gia súc (chủ yếu là thịt lợn), gia cầm (chủ yếu là gà, vịt...) và các loại cá có chứa hàm lượng kháng sinh cao để phòng ngừa dịch bệnh đã trở nên quen thuộc ở nhiều trang trại chăn nuôi và của các hộ gia đình. Nhiều hộ nuôi cá, lợn, gà... thừa nhận họ không dám ăn thịt lợn, gà và cá được nuôi trong trang trại của mình do họ sử dụng quá nhiều các loại thức ăn có chứa chất kháng sinh và các chất tăng trọng không rõ nguồn gốc trong chăn nuôi.

nhận biết thịt lợn chứa chất tăng trọng

Thịt lợn chủ yếu là thịt nạc mà hầu như không có thịt mỡ có chứa nhiều độc tố

Trong thành phần của các chất tăng trọng phục vụ cho chăn nuôi có chứa các hợp chất Choramphunicol, Clenbuterol, Sbutamol nhằm làm tăng lượng thịt nạc và giảm lượng mỡ. Khi dùng các chất tăng trọng này để nuôi lợn thì thịt lợn có mầu đỏ như thịt bò và hầu như không có thịt mỡ; những loại thịt lợn này khá hấp dẫn người tiêu dùng so với các loại thịt lợn thông thường khác do mầu sắc và tỷ lệ thịt nạc là chủ yếu. Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO): “Khi con người ăn phải những loại thịt lợn có chứa các chất tăng trọng làm tăng lượng thịt nạc sẽ làm suy giảm hệ miễn dịch của cơ thể và dễ bị nhiễm bệnh do giảm sức đề kháng”. Vì vậy khi chọn mua thịt lợn, người tiêu dùng không nên chọn thịt lợn có mầu đỏ sẫm khác thường cũng như tỷ lệ thịt nạc là chủ yếu mà hầu như không có mỡ.

nhận biết cá chứa chất tăng trọng

Cá được nuôi bằng chất tăng trọng thường có thịt nhão và chứa nhiều độc tố. (ảnh minh họa)

Ngoài ra, người chăn nuôi còn sử dụng các loại thuốc tăng trọng thuộc nhóm thuốc Đexa nhằm kích thích cho lợn, cá mau lớn bằng cách tích nước trong tế bào. Những loại lợn, cá được nuôi bằng phương pháp này thì thịt kém săn chắc, trơn láng và kém độ bóng so với những loại thịt lợn và cá thông thường do trong thịt chứa nhiều nước. Khi xào nấu các loại thịt lợn và cá có chứa Đexa thì thịt sẽ bị teo tóp lại do lượng nước trong thịt bị thải ra ngoài khi gặp nhiệt độ cao. Hơn nữa, khi rán mỡ, những loại mỡ lợn có chứa thuốc Đexa sẽ không bao giờ đông lại được (mặc dù là mùa đông) do trong mỡ có chứa quá nhiều nước. Theo cảnh báo của Tổ chức Y Tế Thế giới ( WHO): Khi con người ăn phải những loại thịt có chứa nhóm thuốc Đexa sẽ gây rối loạn trao đổi chất của cơ thể, tim đập nhanh và ung thư bàng quang...

Phạm Văn Phú

(Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Hà Giang)